Bia nội - lực cản với các tập đoàn đa quốc gia

AB InBev hay SABMiller sẽ khó cạnh tranh tại nhiều nước như Việt Nam hay Thái Lan - nơi người dân vẫn chuộng bia nội.

Nếu AB InBev đạt thỏa thuận về thương vụ mua SABMiller, tầm ảnh hưởng của hãng bia lớn nhất thế giới sẽ rất ấn tượng. Tất cả thương hiệu nổi tiếng, như Budweiser, Peroni, Pilsner Urquell và Stella Artois giờ sẽ về chung một mối. Và sự kết hợp của hai hãng bia lớn nhất thế giới sẽ tạo ra một doanh nghiệp thống trị một phần ba thị phần toàn cầu, theo Euromonitor International.

Tuy nhiên, tại một số thị trường hấp dẫn nhất, người dân vẫn chuộng thương hiệu địa phương hơn. Tại Việt Nam - thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới, một phần ba số bia được tiêu thụ là bia Saigon – của Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Còn tại Ấn Độ, Kingfisher là số một, với gần 50% thị phần. Người Tây Ban Nha thì thích Mahou - hãng bia có trụ sở tại chính Madrid, Bloomberg cho biết.

bia-noi-luc-can-voi-cac-tap-doan-da-quoc-gia

Những hãng bia nội địa được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới. 

Gần 40% thị phần bia toàn cầu hiện nằm trong tay các công ty bán được chưa đầy 5 tỷ lít bia mỗi năm, theo Euromonitor. Trong khi đó, AB InBev và SABMiller có lượng tiêu thụ tổng cộng 60 tỷ lít.

Đây là một trong những lý do AB InBev rất sốt ruột với thương vụ này. Nếu kết hợp, hai hãng có thể tận dụng lợi thế của nhau để cùng phát triển. Ở thị trường AB InBev có bước đệm vững chắc, họ có thể giúp SABMiller và ngược lại. Còn SABMiller sẽ đặc biệt hữu dụng tại thị trường châu Phi và Nam Mỹ.

AB InBev cho biết họ đã có kế hoạch thuyết phục giới chức chống độc quyền để thông qua thương vụ này. Trên thực tế, việc này cũng không khó. Vì dù là hai hãng bia lớn nhất thế giới, thị trường của họ lại ít trùng nhau. AB InBev có thị phần lớn ở Brazil, trong khi SABMiller thống trị Nam Phi. Người Canada thích Budweiser, trong khi người Comlombia chỉ chuộng Aguila.

Ngày mai (14/10) là hạn cuối cùng hai hãng này phải chốt thương vụ với nhau. Nếu không, họ sẽ phải chờ thêm ít nhất 6 tháng nữa, theo luật mua bán - sáp nhập của Anh.

Hà Thu

Theo: www.vnexpress.net



Bài viết khác:

Những lý do khiến người dùng rời bỏ website bán hàng

Vay mua nhà gói 30.000 tỷ sắp phải chịu lãi suất cao

Giá vàng biến động mạnh

Đại gia Việt đua nuôi bò

Những loại hoa lạ giá cao hút khách ngày 8/3

Giá vàng sụt giảm

Nỗi đau thua lỗ của 'vua tôm' Việt

Jim Rogers: Mỹ sẽ suy thoái trong 12 tháng tới

Vàng tăng giá trong buổi sáng đầu tuần

Xăng có thể tăng giá hôm nay

Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất 13 tháng

Giá USD tự do giảm 'theo đuôi' ngân hàng

Để thành triệu phú tuổi 30

Giá vàng giảm mạnh

Những loại nho 'lạ' gây sốt ở thị trường Việt

CÔNG TY TNHH HANIKO VIỆT NAM 

Trụ sở: T.Trùng Quán,  X.Yên Thường, H.Gia Lâm, TP.Hà Nội.

Tel: 024 3993 6267 / 024 3676 2266

Mobile / Zalo :  09828 58008 / 0988 77 3669

Email: haniko. vietnam@gmail.com - Website: www.haniko.vn

CỬA HÀNG BÁN VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

TRUNG TÂM THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN HANIKO VIỆT NAM 

Số 943 * 945 ( Quốc lộ 5 ) Nguyễn Đức Thuận, Đặng Xá, H.Gia Lâm, TP Hà Nội

Tel: 024 3993 6267 /  024 3676 2266

Mobile / Zalo : 09828 58008 / 0988 77 3669

Email: haniko. vietnam@gmail.com - Website: www.haniko.vn

Chúng tôi trên facebook

Liên kết hữu ích

Hỗ trợ trực tuyến

Mr. Trung Hiếu (Tư vấn Sp)

Mrs. Thu Hà (Phụ trách KD)

Mrs. Huyền (Kinh Doanh 1)

Design Websites