Mỹ muốn Việt Nam giảm nhập khẩu từ Trung Quốc

Để tăng xuất khẩu và giữ việc làm, Mỹ đang yêu cầu các quốc gia tham gia TPP giảm nhập khẩu từ Trung Quốc, bất chấp sự phản đối từ các doanh nghiệp Mỹ.

Hôm nay, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu thông qua Quyền đàm phán nhanh (TPA). TPA sẽ mở đường cho Tổng thống Mỹ - Barrack Obama toàn quyền xúc tiến các cuộc đàm phán TPP với 11 quốc gia trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tuy vậy, nhiều nghị sĩ Mỹ cho rằng hiệp định này sẽ khiến nhiều công ty lớn chuyển việc sản xuất sang các quốc gia có chi phí thấp, khiến nhiều lao động nước này mất việc. Vì vậy, các nhà đàm phán Mỹ đang yêu cầu Việt Nam - một trong những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, để có ưu đãi khi tiếp cận thị trường Mỹ. Mục tiêu là tạo ra thị trường mới tại Việt Nam cho ngành dệt may Mỹ, vốn đóng góp gần 250.000 lao động và kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD năm ngoái.

"Mỹ và Mexico là những nước sản xuất nguyên liệu dệt may đặc biệt lớn. Việt Nam sẽ chỉ đơn giản là chuyển từ nhập nguyên liệu Trung Quốc sang lấy hàng Mỹ và Mexico mà thôi", bà Eliza Levy - người phát ngôn của Hiệp hội Dệt may Quốc gia Mỹ cho biết.

Vn-2-5000-1435138800.jpg

Công nhân may làm việc trong một nhà máy ở Bình Dương. Ảnh: Bloomberg

Dù vậy, các thương hiệu thời trang Mỹ lại phản đối ý kiến này. Họ cho rằng giới chức đã bỏ qua sự phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu quần áo, giày dép lớn thứ nhì vào Mỹ, sau Trung Quốc, với kim ngạch 13,1 tỷ USD năm ngoái. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ sản xuất đủ nguyên liệu để đáp ứng một phần năm nhu cầu. Nước này phải nhập tới 4,7 tỷ USD nguyên liệu từ Trung Quốc - tương đương một nửa kim ngạch nhập khẩu hàng năm.

Các hãng thời trang muốn được tự do vào Mỹ mà không bị tính thuế, áp dụng với tất cả hàng hóa sản xuất tại những nước tham gia TPP, bất kể nguyên liệu được nhập từ đâu. Các thỏa thuận thương mại có thể giảm thuế vào Mỹ với rất nhiều sản phẩm dệt may và giày dép từ Việt Nam xuống 0%, từ 7-32% hiện tại.

Bà Julia Hughes – Chủ tịch Hiệp hội Ngành thời trang Mỹ cho biết các công ty Mỹ sẽ không thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của Việt Nam, từ đó lại khiến các hãng sản xuất tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc. "Việt Nam sẽ không được miễn thuế nhiều" nếu làm theo các yêu cầu này của Mỹ, bà Hughes cho biết.

Bà cho rằng thương mại tự do sẽ giúp ích cho ngành này, với 3 triệu nhân lực nếu tính cả các nhà thiết kế và hãng bán lẻ. Dù vậy, tại Quốc hội Mỹ, cuộc chiến về việc liệu thương mại tự do có ảnh hưởng đến việc làm ngành sản xuất hay không đã khiến TPP trở thành vấn đề gây tranh cãi suốt thời gian qua.

Các nhà đàm phán Mỹ vẫn đang giữ vững quan điểm. Trevor Kincaid, người phát ngôn Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết: "TPP sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp tại Mỹ, trong đó có các cơ hội liên quan đến ngành dệt may và thời trang tại Việt Nam. Chúng tôi luôn hướng tới thỏa thuận có lợi nhất cho công nhân và hàng xuất khẩu Mỹ".

Trong khi đó, Việt Nam cũng có quan điểm riêng về vấn đề này. Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Bộ Công Thương cho hay Việt Nam đang đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu Trung Quốc để hưởng lợi tốt hơn từ TPP. Dù vậy, ông cũng nhận xét khả năng các đối tác Mỹ cung cấp đủ nguyên liệu cho Việt Nam là rất nhỏ.

Các công ty từ Hàn Quốc, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc) gần đây cũng đã đổ hàng trăm triệu USD vào các nhà máy dệt may tại Việt Nam, với hy vọng tận dụng được cơ hội miễn thuế gia nhập thị trường Mỹ.

TAL Apparel đang xây dựng một nhà máy 240 triệu USD tại Việt Nam. Nhà máy này được dự kiến hoàn tất năm 2017 để cung ứng đủ nguyên liệu cho 2 nhà máy của hãng tại đây. Roger Lee - CEO TAL Apparel cho rằng sẽ phải mất 5 năm nữa, ngành dệt may Việt Nam mới có thể độc lập về nguyên liệu. Còn sản phẩm của các nhà cung cấp Mỹ quá đắt đỏ và xa xôi so với đối thủ châu Á.

Các công ty Trung Quốc cũng đang dời nhà máy đến Việt Nam, vì chi phí nhân công trong nước tăng và muốn tận dụng TPP. Youngor Group đã có một nhà máy ở Nam Định. Hãng này đang tìm cách tăng nguồn nguyên liệu từ Việt Nam, hơn là lấy từ quê nhà, với hy vọng sẽ được xuất khẩu vào Mỹ với thuế suất 0%. "Các đối thủ lớn của chúng tôi chuyển hết tới Việt Nam rồi", Yu Jian – Phó giám đốc Youngor Việt Nam cho biết.

Một báo cáo gần đây cho thấy ngành dệt may Việt Nam, nếu tăng trưởng đủ nhanh, còn có thể cạnh tranh cả với Mỹ khi xuất khẩu sang Mexico. Đây cũng là vấn đề được bàn luận tại các vòng đàm phán TPP.

Dưới áp lực từ các thương hiệu Mỹ, TPP sẽ cho phép Việt Nam tiếp tục nhập vải và chỉ từ bất kỳ nước nào. Hai mặt hàng này nằm trong "danh sách thiếu hụt nguồn cung" - không thể sản xuất đủ tại các nước tham gia TPP. Dù vậy, bà Hughes vẫn cho rằng danh sách này bị hạn chế quá nhiều và khó thay đổi trong tương lai. Việc này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều thương hiệu Mỹ.

Hà Thu (theo Wall Street Journal)

Theo: www.vnexpress.net



Bài viết khác:

Những lý do khiến người dùng rời bỏ website bán hàng

Vay mua nhà gói 30.000 tỷ sắp phải chịu lãi suất cao

Giá vàng biến động mạnh

Đại gia Việt đua nuôi bò

Những loại hoa lạ giá cao hút khách ngày 8/3

Giá vàng sụt giảm

Nỗi đau thua lỗ của 'vua tôm' Việt

Jim Rogers: Mỹ sẽ suy thoái trong 12 tháng tới

Vàng tăng giá trong buổi sáng đầu tuần

Xăng có thể tăng giá hôm nay

Giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất 13 tháng

Giá USD tự do giảm 'theo đuôi' ngân hàng

Để thành triệu phú tuổi 30

Giá vàng giảm mạnh

Những loại nho 'lạ' gây sốt ở thị trường Việt

CÔNG TY TNHH HANIKO VIỆT NAM 

Trụ sở: T.Trùng Quán,  X.Yên Thường, H.Gia Lâm, TP.Hà Nội.

Tel: 024 3993 6267 / 024 3676 2266

Mobile / Zalo :  09828 58008 / 0988 77 3669

Email: haniko. vietnam@gmail.com - Website: www.haniko.vn

CỬA HÀNG BÁN VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

TRUNG TÂM THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN HANIKO VIỆT NAM 

Số 943 * 945 ( Quốc lộ 5 ) Nguyễn Đức Thuận, Đặng Xá, H.Gia Lâm, TP Hà Nội

Tel: 024 3993 6267 /  024 3676 2266

Mobile / Zalo : 09828 58008 / 0988 77 3669

Email: haniko. vietnam@gmail.com - Website: www.haniko.vn

Chúng tôi trên facebook

Liên kết hữu ích

Hỗ trợ trực tuyến

Mr. Trung Hiếu (Tư vấn Sp)

Mrs. Thu Hà (Phụ trách KD)

Mrs. Huyền (Kinh Doanh 1)

Design Websites